Hướng dẫn: Gắn máy tìm kiếm Google vào trang web

Giải thích lý do chọn công cụ tìm kiếm Google cho trang web của bạn, cùng một số giải pháp tìm kiếm khác: ở cuối bài viết này.
CÁCH TÍCH HỢP HỘP TÌM KIẾM VỚI GOOGLE
Tạo hộp tìm kiếm với Google, đây có thể là cách đơn giản nhất. Chỉ một vài bước.
  1. Đầu tiên, bạn xác định vị trí hiển thị hộp tìm kiếm, tại đó bạn cần dán mã ((googlesearchbox)).
    Ví dụ: bạn cần đính kèm vào trang chủ, bạn sẽ mở trình chỉnh sửa nội dung trang chủ, viết mã này vào nội dung.
  2. Nếu trang web của bạn không có mã Google-Search-ID, hộp tìm kiếm này sẽ bị ẩn.
  3. Dưới đây là hướng dẫn về cách bạn có thể tạo mã Google-Search-ID và thêm mã đó vào cấu hình trang web của mình.

GIẢI THÍCH CÁC BƯỚC TRÊN TRANG TRÌNH BÀY

  1. Trang web của bạn đã được kết nối với Google Search Console! (nếu không thì xem cách thực hiện)
  2. Bắt đầu đăng ký mã Google-Search-ID bằng cách truy cập liên kết http://cse.google.com/all, điền thông tin như hình 2 bên trên.
  3. Sau khi đăng ký thành công, bạn cần sao chép mã CX, như trong hình 3
  4. Khai báo số CX này (mã Google-Search-ID) cho website của bạn: Mở phần "cấu hình" trên trang quản trị, nhập vào ô "Google Custom Search - CX". Lưu và hoàn tất kết nối với Google.
  5. Đặt hộp tìm kiếm trên bất kỳ trang nào, bạn có thể mở bất kỳ trang nội dung hoặc bố cục nào để chèn mã ((googlesearchbox)). Hộp tìm kiếm sẽ được thay thế tại vị trí này.
  6. Chế độ xem bố cục của hộp tìm kiếm, bạn có thể tùy chỉnh tại: Layout Unit> search-google-form

VIDEO ĐỂ THAM KHẢO

GIẢI PHÁP MÁY TÌM KIẾM CHO TRANG WEBSITE

Dưới cách nhìn như một chuyên gia, tôi tạm phân ra có 3 giải pháp tìm kiếm áp dụng cho trang web bất kỳ. Nếu trang web của bạn có bố cục rõ ràng, hoặc có quá ít bài thì không nên dùng ô tìm kiếm (vì nó làm trang web của bạn thêm rối, trong khi khách dễ dàng tìm một nội dung).
Phương pháp 1: mặc định được sử dụng rộng rãi, đó là cách tìm kiếm kiểu so trùng 1 chuỗi ký tự. Phần mềm sẽ lục tìm từng bài, so trùng nội dung bài viết đo có chứa đoạn từ khóa đã nhập hay không, nếu tìm thấy, thì cho ra kết quả. Trường hợp người dùng gõ sai lỗi chính tả, thì sẽ không có kết quả tìm kiếm nào hiện ra. Tôi khuyên bạn KHÔNG NÊN dùng phương pháp này: vì khách hàng họ nhập theo cảm tính, họ không phải là admin, hoặc là người viết nội dung, nên họ chẳng biết chính xác từ nào nhập để ra kết quả!
Phương pháp 2: Sử dụng máy tìm kiếm chuyên dụng, chạy bằng ngôn ngữ Java. Cách thức hoạt động gần giống hệt với phương pháp thứ ba. Phí 250USD/mỗi năm
Phương pháp 3: Sử dụng máy tìm kiếm Google.
Website, Blog sử dụng W3AMP mặc đinh là sử dụng của Google. Chúng ta hãy coi Google là một đối tác tin cậy, hơn nữa nó đã được tích hợp sẵn, hoàn toàn miễn phí.

NÓI VỀ NHỮNG ĐIỂM LỢI CỦA PHƯƠNG PHÁP 2 VÀ 3

Phương pháp 2 tốn chi phí cao, nhưng kết quả tìm kiếm rất hiệu quả. Nếu khách nhập vào 1 từ khóa bất kỳ, có thể sai lỗi chính tả, hoặc các từ nằm lộn xộn, có thể thêm các dấu chấm, dấu phẩy... thì kết quả cho ra cũng gần như chính xác. Đây cũng có thể coi là một kiểu áp dụng trí tuệ nhân tạo. Lợi ích là: khi bạn đăng bài mới lên website, hoặc khi sửa nội dung thì dữ liệu trên máy tìm kiếm cũng cập nhật theo ngay tức thì. Nếu như trang website của bạn là một thương hiệu lớn, hoặc có rất nhiều bài viết (trên 5000 bài) thì có thể cần dùng phương pháp này.
Phương pháp 3: Dùng máy Google thì tìm kiếm cực kỳ chính xác, độ chính xác cao hơn phương pháp 2, vì trí tuệ của máy Google rõ ràng bạn có thể hình dung được rằng nó tốt hơn nhiều. Nó hiểu một cách thông minh về vấn đề đa ngôn ngữ, từ đồng nghĩa, ngữ nghĩa vv... Nhưng bù lại, bài viết mới tạo trên website của bạn phải đợi máy tìm kiếm thu thập dữ liệu. Nếu bạn muốn nhanh hơn, bạn có thể submit đường link mới một cách thủ công để cho Google thu thập nhanh nhất. Cũng vậy, khi bạn sửa nội dung trên website, bạn phải chờ máy Google quay lại để lấy dữ liệu mới, cập nhật vào dữ liệu trên máy chủ của họ, và thời gian chờ đó không có cam kết chính xác bao lâu.

W3AMP đã cố gắng đơn giản các bước để cho admin có thể tự gắn máy tìm kiếm Google, thiết kế tỉ mỉ trang giao diện để kết quả hiển thị một cách thân thiện nhất. Và quan trọng hơn, là khi admin có thể dùng công cụ search này để xem các đường link trên website của mình hiển thị trên máy tìm kiếm như thế nào. Việc chăm sóc theo dõi các đường link trên máy tìm kiếm là cực kỳ cần thiết cho việc e-marketing.

Tóm lại, khi trang web của bạn ít bài thì không cần thêm ô tìm kiếm. Khi cần, bạn nên sử dụng máy tìm kiếm Google đã tạo sẵn như các bước bên trên. Nếu như bạn cần hỗ trợ kỹ thuật, xin đừng ngại gửi email support@w3amp.com cho chúng tôi.